Một số lỗi cơ bản thường gặp trên màn hình HMI Siemens

Giới thiệu về màn hình HMI Siemens

Màn hình HMI

Màn hình HMI (Human-Machine Interface) của Siemens là một thiết bị hoặc giao diện người máy được sử dụng để tương tác giữa con người và hệ thống tự động hoá. Màn hình HMI giúp người vận hành giám sát, điều khiển và tương tác với các quy trình công nghiệp và hệ thống tự động.

Màn hình HMI Siemens cụ thể là một sản phẩm của Siemens AG, một công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. Các màn hình HMI của Siemens có các dòng sản phẩm như SIMATIC HMI Comfort, SIMATIC HMI Basic, và SIMATIC HMI Mobile Panel.

Cấu tạo màn hình HMI Siemens

Cấu tạo màn hình HMI Siemens

Dựa theo các cách phân loại HMI phía trên, tựa chung chúng ta có thể thấy được HMI bao gồm 3 phần chính:

     –   Phần cứng: màn hình, chíp, nút nhấn, thẻ nhớ và các cổng kết nối.

     –   Phần mềm: viết chương trình, cấu hình phần cứng, thiết lập truyền thông và thiết kế giao diện HMI.

     –   Truyền thông: bao gồm các cổng kết nối, giao thức truyền thông như: USB, RS232/422/485, Ethernet, CANbus, MODBUS, MQTT, EtherNet/IP, CANopen, SNMP, … và các tính năng nâng cao, mở rộng.

Lưu ý khi sử dụng màn hình HMI Siemens

Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng màn hình HMI Siemens:

Cập nhật phần mềmLuôn đảm bảo rằng phần mềm HMI Siemens đang chạy trên thiết bị của bạn là phiên bản mới nhất. Cập nhật phần mềm giúp khắc phục lỗi và nâng cao tính bảo mật.
Kiểm tra màn hình cảm ứngThực hiện kiểm tra đều đặn chức năng cảm ứng của màn hình để đảm bảo tính độ nhạy và đáp ứng chính xác.
Nguồn điện ổn địnhĐảm bảo nguồn điện ổn định và chất lượng để tránh tình trạng gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị.
Bảo mậtSử dụng mật khẩu mạnh và kích thước bảo mật mạng để bảo vệ truy cập không mong muốn và đảm bảo an toàn thông tin.
Kiểm soát nhiệt độTheo dõi và kiểm soát nhiệt độ hoạt động để tránh quá nhiệt và đảm bảo hoạt động ổn định.
Bảo trì định kỳThực hiện các hoạt động bảo trì định kỳ theo lịch trình để đảm bảo màn hình HMI hoạt động đúng cách và bền bỉ trong thời gian dài
Lưu ý khi sử dụng màn hình HMI Siemens

Một số lỗi thường gặp trên màn hình HMI Siemens

Một số lỗi cơ bản thường gặp ở màn hình HMI

Hư hỏng phần cảm ứng hoặc phím bấm màn hình

Là lỗi thường gặp nhất khi sử dụng màn hình HMI Siemens sau khoảng 5 – 7 năm. Loại màn hình này có thiết kế tấm cảm ứng dạng điện trở nên khi người dùng bấm quá nhiều vào một điểm trên màn hình HMI Siemens dẫn đến lỗi lệch điểm, nhấn không ăn hoặc màn hình bị lệch. 

Phần hiển thị LCD bị lỗi

Trên màn hình HMI Siemens, phần hiển thị LCD cũng rất dễ bị hư hỏng với các lỗi như loang, mờ LCD, lên màn hình trắng hoặc không sáng đèn… 

Lỗi hư cổng truyền thông với PLC hoặc nhập liệu không được

Có thể đứt dây kết nối từ PLC hoặc thiết bị khác tới màn hình. Màn hình HMI nếu không kết nối được sẽ lên các dấu # và báo lỗi, ở các màn hình khác thì sẽ xuất hiện lỗi dạng “COM1 & COM2 or PLC Connection Fault”. Lỗi này cần được sửa chữa và thay thế linh kiện chính hãng mới đảm bảo ổn định lâu dài. 

Giải pháp sửa chữa màn hình HMI chuyên nghiệp hiệu quả

Thiết bị màn hình HMI được thiết kế với những tiêu chuẩn riêng, phục vụ môi trường công nghiệp, nhà máy sản xuất, giúp giao tiếp người và máy hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp màn hình của bạn không thể tự sửa lỗi, cần lựa chọn đơn vị có chuyên môn để sửa chữa. 

  • Sửa chữa màn hình HMI cần đến các trung tâm bảo hành chính hãng để được kiểm tra, xác định lỗi chính xác, từ đó có phương pháp sửa chữa, thay mới linh kiện chuẩn. Tùy hãng thiết bị mà bạn gửi màn hình đến chi nhánh phân phối, trung tâm bảo hành.
  • Sửa chữa tại các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị tự động hóa, màn hình HMI uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Cơ sở có kinh nghiệm trong việc sửa chữa thiết bị tự động hóa mang thương hiệu như Siemens, Omron, Sharp, LG… Đơn vị có cam kết chất lượng dịch vụ, bảo hành sau sửa chữa tối thiểu 6 tháng. Chọn những trung tâm có cơ sở, chi nhánh có địa chỉ rõ ràng, đầu tư máy móc và thiết bị kỹ thuật để sửa chữa màn hình HMI hiệu quả.

Màn hình HMI gặp lỗi sự cố sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành sản xuất, điều khiển các thiết bị. Khi có các dấu hiệu, kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra, chẩn đoán lỗi hư hỏng màn hình là gì? Sự cố màn hình có nặng không? Xác định nguyên nhân sự cố, để có phương án sửa chữa hiệu quả. Tuy nhiên, với những lỗi không thể tự khắc phục sửa chữa, cần liên hệ với đơn vị bảo hành, phân phối thiết bị màn hình để được hỗ trợ kỹ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *