Tủ điện công nghiệp là gì? Quy trình lắp đặt tủ điện

Tủ điện công nghiệp được coi là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện của các công trình xây dựng cấp nguồn điện cho các máy công cụ. Vậy muốn biết tủ điện công nghiệp là gì và quy trình thi công tủ điện như thế nào thì bạn cùng MTEE tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là loại tủ điện dùng trong ngành công nghiệp, là nơi chứa các thiết bị điện, các đầu nối, cầu dao,… có vai trò điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ thống phụ tải nhất định. Tủ điện công nghiệp khác với tủ điện gia đình là phải đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, bền bỉ và liên tục, đặc biệt là phải chính xác trong thời gian lâu dài.

Tủ điện có thể được làm từ tấm kim loại hoặc Composite. Với kích thước của tủ điện công nghiệp và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhau. Điều đó tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế. Do vậy đối với từng nhu cầu mà có nhiều loại tủ điện khác nhau.

Phân loại tủ điện công nghiệp

Phân loại tủ điện công nghiệp

Hiện nay có khá nhiều tiêu chí để phân loại tủ điện. Ta có thể kể đến một số cách phân loại hay thấy như sau:

  • Theo điện thế: tủ điện cao thế, tủ điện trung thế và tủ điện hạ thế.
  • Theo chức năng: tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực,…
  • Theo lĩnh vực ứng dụng: tủ điện công nghiệp và tủ điện dân dụng.

Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp

Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp
  1. Nhóm thiết bị điều khiển: bộ điều khiển PLC, bộ nguồn, bộ phao báo mức, Rơ le thời gian và trung gian, rơ le chốt, Cầu chì hạ thế, màn hình điều khiển, cài đặt, giám sát các thiết bị hoạt động. Đèn báo, nút nhấn, mạch điện.
  2. Thiết bị đóng cắt: máy cắt khí (ACB), Aptomat chống giật (RCCB, RCBO), Aptomat khối (MCCB), Aptomat nhánh (MCCB), Contactor (MC), Rơ le nhiệt (MT).
  3. Thiết bị bảo vệ: Bộ bảo vệ quá dòng, bảo vệ chạm đất, bộ bảo vệ mất pha, thấp áp hoặc quá áp, bộ chống sét.
  4. Thiết bị đo lường: Biến dòng hạ thế, công tơ, đồng hồ đo Volt, Ampe, chuyển mạch Volt, ampe.
  5. Vật tư và các phụ kiện khác: Bộ tản nhiệt làm mát (như quạt, điều hòa), thanh đồng kết nối, công tắc hành trình, thiết bị đèn chiếu sáng, cầu đấu động lực, cầu đấu điều khiển, máng đi dây điện, công tắc điều khiển nhiệt độ quạt gió, giá, nhãn và tên thiết bị và các thiết bị khác.

Quy trình thi công lắp đặt tủ điện chi tiết

Quy trình thi công lắp đặt tủ điện chi tiết

Bước 1: Tính toán các thông số và xây dựng phương án cụ thể

Việc tính toán các số liệu phải dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của từng hệ thống. Mọi thiết bị cần lựa chọn loại phù hợp để vận hành đúng tiêu chuẩn đồng thời cân bằng với nhu cầu và khả năng tài chính. Chi phí thiết bị cao sẽ dẫn đến chi phí tủ điện cao hơn.

Bước 2: Tiến hành vẽ sơ đồ tủ điện công nghiệp

Sơ đồ của tủ điện phải đảm bảo tối ưu và tối giản nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Mục đích là để giảm giá thành hoàn thiện của tủ điện đồng thời đảm bảo chức năng hệ thống.

Sơ đồ hay bản vẽ của tủ điện sẽ được lưu trữ lại để làm tài liệu nghiên cứu các hoạt động về sau của thiết bị, giải quyết sự cố hoặc thêm bớt các hạng mục.

Bước 3: Tiến hành quy trình lắp ráp tủ điện

Khi lắp ráp, người thợ cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Nút và công tắc điều khiển lắp phía dưới
  • Các thiết bị thông báo như đồng hồ hiển thị, đèn báo nguồn, đo áp suất sẽ được đặt trên cùng.
  • Các nút bấm điều khiển động cơ được lắp đặt thành hàng ngang hoặc dọc để dễ dàng thao tác.

Bước 4: Bố trí các thiết bị bên trong tủ điện

Người ta thường chia thành các nhóm khi lắp đặt bao gồm:

  • Các bộ dụng cụ điện: aptomat, bộ khởi động từ, công tác đóng ngắt,… sẽ sắp xếp ở hàng dưới cùng.
  • Các bộ điều khiển như cảm biến, rơ le trung gian, rơ le bảo vệ lắp ở các góc trên.
  • Phần trung tâm thường là aptomat tổng, đặt ngang tầm người để dễ thao tác.
  • Cầu đấu đặt phía trong cùng, bố trí dây hợp lý.

Bước 5: Đấu nối bên trong tủ điện công nghiệp

Một số lưu ý khi đấu nối bên trong tủ điện:

  • Các đầu dây nguồn cần được phân biệt bằng màu sắc, số hiệu để dễ dàng nhận biết, bảo trì, kiểm tra. 
  • Các dây truyền tín hiệu, dây encoder phải được kết nối với nhau một cách khoa học và logic, phải được bọc cẩn thận để không bị nhiễu. 
  • Dây mạch lực và dây điều khiển cần được đấu nối vuông góc với nhau. Thường các kỹ thuật viên sẽ đấu nối mạch động lực trước rồi mới đến các dây điều khiển.
  • Trước khi tiến hành đấu dây cần kiểm tra toàn bộ hệ thống, kiểm tra lỗi không tải và điều chỉnh kịp thời.

Bước 6: Chạy thử và kiểm tra vận hành tủ điện

Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra chạy thử nghiệm để đảm bảo không bị sai sót trong quá trình sử dụng.

Đơn vị cung cấp tủ điện thi công

MTEE tự hào là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt tủ điện công nghiệp giá rẻ, chính hãng, uy tín, chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các sản phẩm với chất lượng cao cấp, xuất xứ rõ ràng chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng và những trải nghiệm tuyệt với nhất. 


Để được tư vấn trực tiếp, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
➢ Tư vấn bán hàng: 0904 777 528 / 0799 15 95 95 (call/zalo)
➢ Email: info@mtee.vn

TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 30/17A Đường Tam Bình, KP8, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
MST: 0314561574

Cảm ơn quý khách đã truy cập vào website MTEE.VN. Kính chúc quý khách nhận được những thông tin hữu ích và có những trải nghiệm tuyệt vời trên trang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *